Trang chủ » Tin Cáp Treo » Kinh nghiệm du lịch núi Bà Đen Tây Ninh

Kinh nghiệm du lịch núi Bà Đen Tây Ninh

Núi Bà Đen hiện nay là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Tây Ninh. Đối với du khách phương xa sẽ hiếu kỳ về những hoạt động hấp dẫn tại đây để có dịp ghé thăm gần nhất.

Tổng quan về núi Bà Đen

Núi Bà Đen là địa danh nổi tiếng thuộc xã Thạch Tân, Tây Ninh, cách khu vực trung tâm chừng 11km. Cùng với núi Phụng, núi Heo đã trở thành 3 ngọn núi lớn với diện tích 24km, tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ nổi tiếng.

Tọa lạc ở chiều cao 986m so với mực nước biển. Công cuộc khám phá đỉnh núi là một trải nghiệm tuyệt vời với những ai đam mê thử thách. Ngoài ra còn có nhiều địa điểm dừng chân hấp dẫn.

Toàn cảnh núi Bà Đen

Thời gian phù hợp khám phá núi Bà Đen

Thời tiết ở Tây Ninh chia làm 2 mùa rõ rệt, là mùa khô và mùa mưa, mỗi mùa đều có nét đẹp riêng. Mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5-11.

Nhìn chung đi du lịch khám phá đường núi mọi người nên chọn đi mùa khô. Đường khô ráo, không lo trơn trượt và tiện ngắm nhìn bầu trời trong xanh, nhiều mây và gió mát.

Địa điểm hấp dẫn khi tham quan núi Bà Đen

Có nhiều địa điểm tham quan đẹp mà mọi người đi du lịch Tây Ninh có thể tìm hiểu trước. Dưới đây sẽ liệt kê các điểm tới hấp dẫn được du khách yêu thích nhiều nhé:

Cáp treo

Ngồi trên cáp treo du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh con đường, ngọn núi, rừng cây. Từ độ cao phủ tầm mắt bao quát cảnh đẹp tới ngỡ ngàng. Từ góc chụp này khung cảnh núi Bà Đen đẹp như một thiên đường.

Cáp treo núi Bà Đen

Cáp treo Núi Bà Đen

Chùa Bà

Tham quan chùa Bà có lịch sử hơn 300 tuổi. Du khách sẽ hiểu hơn về lịch sử văn hóa vùng miền và ngắm nhìn công trình kiến trúc đặc sắc. Vào những dịp lễ, ngày tuần tại chùa sẽ có đông du khách tới hành hương tại đây.

Tượng phật

Công trình tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn thuộc di tích quốc gia được tôn vinh. Pho tượng khổng lồ được tạc bằng đồng đỏ đặt trên đỉnh núi. Tổng chiều cao là 72m, sự kết tinh của tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc.

Công trình như nét đẹp tinh thần của Phật giáo Việt Nam. Tọa lạc từ rất lâu và nét đẹp còn nguyên vẹn.

Đỉnh Vân Sơn Núi Bà Đen

Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn Núi Bà Đen chụp từ trên cao

Lưu ý khi du lịch núi Bà Đen

Kinh nghiệm du lịch khám phá Bà Đen từ người bản địa phải là nắm rõ thông tin. Cho nên bên dưới đây sẽ nêu ra một số lưu ý trong quá trình khám phá điểm du lịch này:

– Tốt hơn hết chọn thời tiết nắng ráo leo núi bởi nhiều cung đường mưa trơn trượt sẽ nguy hiểm.

– Tùy vào sức lực, kinh nghiệm để bạn chọn cung đường di chuyển phù hợp.

– Nên mang theo giày bệt, có gậy đỡ, thiết bị dự trù trong trường hợp cần thiết.

– Mang theo đồ dùng cơ bản như thuốc, áo mưa, áo chống nắng, kem bôi…

– Làm theo hướng dẫn của quản lý khu du lịch.

Núi Bà Đen Tây Ninh cao bao nhiêu mét?

Với độ cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen Tây Ninh hiện nay là ngọn núi cao nhất ở miền Nam Việt Nam, được ưu ái với danh xưng “nóc nhà Nam Bộ”. Hàng triệu du khách ghé thăm nơi đây hằng năm để viếng bái chùa Bà ở khu vực lưng chừng núi cao 350m và tham quan các công trình văn hóa – nghệ thuật đặc sắc trên đỉnh núi.

Quần thể tâm linh trên núi Bà Đen thờ ai?

Quần thể tâm linh với nhiều chùa chiền, miếu mạo có tuổi đời trăm năm đã làm nên danh tiếng thiêng liêng của ngọn thiên sơn, thu hút du khách gần xa đến hành hương, bái lễ. Trung tâm của quần thể chùa là điện Bà thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, còn gọi là Bà Đen – vị mẫu thần có ơn phù hộ, độ trì, tương truyền có khả năng cảnh báo trước điềm dữ, tai ương.

Gian thờ đặt tượng Linh Sơn Thánh Mẫu tại điện Bà
Gian thờ đặt tượng Linh Sơn Thánh Mẫu tại điện Bà

Ngoài Linh Sơn Thánh Mẫu, núi Bà Đen ở Tây Ninh còn thờ phụng nhiều vị thần linh khác như:

  • Phật Thích Ca Mâu Ni
  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Bồ Tát Đại Thế Chí
  • Bồ Tát Di Lặc
  • Bồ Tát Văn Thù
  • Bồ Tát Phổ Hiền
  • Bồ Tát Địa Tạng
  • Tiêu Diện Đại Sĩ
  • Hộ Pháp Vi Đà
  • Tứ Thiên Vương
  • Thập Điện Minh Vương
  • Thập Bát La Hán
  • Cửu Thiên Huyền Nữ
  • Thánh Mẫu Ngũ Hành
  • Diêu Trì Địa Mẫu
  • Quan Thánh
  • Mục Kiền Liên
  • Ngũ Hổ
  • Sơn Thần
  • Thổ Địa
  • Ông Tà

Thời điểm nào du lịch núi Bà Đen Tây Ninh lý tưởng nhất?

Nếu yêu thích khám phá – trải nghiệm, bạn nên vãn cảnh núi Bà Đen Tây Ninh vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Đây là thời điểm trời quang mây tạnh, thường xuất hiện những biển mây bồng bềnh và nhiều thiên tượng huyền ảo như cầu vồng đơn sắc, dĩa mây bay, mây dạ quang… Trên hết, ánh nắng đẹp cũng giúp bạn chụp được những tấm ảnh check-in ngoài trời “vạn người mê” cùng cảnh vật núi Bà.

Mây mù trắng xoá xung quanh tượng Phật
Mây mù trắng xóa đưa du khách lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh giữa nhân gian

Nếu muốn chiêm bái – khấn vái các công trình tâm linh, không quản ngại nắng mưa thất thường, du khách có thể ghé thăm núi Bà Đen vào mọi thời điểm trong năm. Đặc biệt, hội xuân núi Bà (nửa đầu tháng Giêng), lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu (mùng 4, 5, 6 tháng 5 Âm lịch), Vu Lan – Trung Thu (rằm tháng 7 – tháng 8)… là những dịp lễ lớn, giúp bạn hội họp cùng nhiều Phật tử, khách hành hương và tham gia các nghi thức thờ cúng trang trọng.

điểm du lịch tâm linh – chiêm bái trên núi Bà Đen

Những công trình tâm linh mang ý nghĩa biểu tượng đã khéo léo tô điểm linh khí cho ngọn núi Bà Đen kiêu hùng, vững chãi. Dưới đây là 7 tọa độ hành hương không nên bỏ qua khi ghé thăm nơi đây, giúp bạn tìm về sự an yên trong tâm thức.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn

Vị trí tọa lạc: khu vực quần thể chùa, phía sau Linh Sơn Tiên Thạch Tự Đặc trưng về kiến trúc: gồm một vọng gác có ban công che chắn và tượng Phật Niết Bàn tạc theo phong cách truyền thống Ý nghĩa về văn hóa – tâm linh: biểu tượng của lòng từ bi hỷ xả, sự bình thản, giác ngộ chân lý Đặc trưng khác: ngắm cảnh từ vọng gác Hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, lễ Phật, chụp ảnh

Trên con đường rừng rậm rạp phía sau chùa Linh Sơn Tiên Thạch, du khách có thể chiêm ngắm bức tượng tuyệt tác mô tả dáng nằm nghiêng của Phật Thích Ca Mâu Ni khi về với cõi Niết Bàn thanh tịnh. Tượng có màu trắng tinh khôi, đặt trên một bệ nằm điêu khắc phù điêu tinh xảo, xung quanh là một vọng gác hướng ra bầu trời mênh mông. Đứng trước một công trình Phật giáo linh thiêng, bạn có thể cầu mong sức khỏe dồi dào, khấn nguyện bình an cho bản thân và những người thân yêu.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn nổi bật giữa sắc xanh đại ngàn

Giữa không gian thoáng đãng, yên tĩnh, du khách có thể dâng hương, dâng hoa, thể hiện lòng tôn kính trước đức hạnh từ bi, bác ái của đức Phật. Đồng thời, công trình cũng nhắc nhở Phật tử sùng đạo về mục đích cuối cùng của người tu hành là rũ bỏ ham muốn trần tục và đạt đến cảnh giới bình lặng tuyệt đối.

Du khách thành tâm cầu nguyện trước tượng Phật
Các nữ du khách thành tâm cầu nguyện trước tượng Phật

Từ vọng gác của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn, du khách có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh tấp nập của quần thể chùa và những áng mây vần vũ xa xăm. Những bụi hoa giấy hồng trắng đan xen từ phía cầu thang đi lên địa điểm này nở rộ quanh năm, giúp bạn có những khung hình đặc sắc, lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng gia đình, bạn bè.

Du khách ngắm nhìn cảnh sắc núi Bà từ vọng gác tượng Phật
Chiêm ngưỡng cảnh sắc núi Bà từ vọng gác tượng Phật

Linh Sơn Tiên Thạch Tự (chùa Bà)

Vị trí tọa lạc: trung tâm quần thể chùa, giữa điện Bà và nhà Tổ Đặc trưng về kiến trúc: kết hợp hài hòa kiến trúc của nhiều danh lam cổ tự theo hệ Phật giáo Bắc tông Ý nghĩa về văn hóa – tâm linh: thờ cúng các vị Phật, Bồ Tát và Tổ Sư có công khai sơn lập tự Đặc trưng khác: lịch sử hình thành 300 năm Hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, lễ Phật, xin lộc, nghiên cứu, chụp ảnh

Nằm ở trung tâm quần thể chùa, Linh Sơn Tiên Thạch Tự mang nét đẹp cổ kính, gắn bó mật thiết với đời sống tâm linh của cư dân bản địa trong hơn 300 năm. Ngôi chùa có kiến trúc mái đao chạm khắc họa tiết rồng lượn mây bay, nhiều cột kèo, gian thờ sơn son thếp vàng mãn nhãn. Tại đây, khách hành hương có thể cầu nguyện sức khỏe, tài lộc, công danh, mùa màng tươi tốt và hiểu thêm về triết lý Phật giáo Bắc tông.

Linh Sơn Tiên Thạch Tự - Một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại Tây Ninh
Linh Sơn Tiên Thạch Tự là một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại Tây Ninh

Không gian Linh Sơn Tiên Thạch Tự chia thành nhiều khu vực thờ cúng từ sân trước đặt tượng Bồ Tát Quan Âm, tiền đường thờ Tiêu Diện, tầng trên nghi ngút nhang khói và chánh điện bố trí “tiền Phật hậu Tổ”. Nhờ vậy, du khách được bước vào chốn thiền tu an tĩnh, dâng lên chư vị thần Phật lễ phẩm cúng dường cao quý như hương, hoa, trà, quả, bánh…

Gian thờ cúng khang trang bên trong chánh điện chùa Bà
Gian thờ cúng khang trang bên trong chánh điện chùa Bà

Đặc biệt, bạn có thể thoa tay hoặc trùm áo choàng của tượng Bồ Tát Quan Âm tôn trí tại khuôn viên sân chùa như một nghi thức xin lộc để cầu bình an, sức khỏe, may mắn. Ngài vốn là biểu tượng cứu khổ, cứu nạn, luôn sẵn sàng dang tay che chở và phổ độ chúng sanh. Hoạt động này đã trở thành một nét tín ngưỡng – tâm linh độc đáo khi ghé thăm Linh Sơn Tiên Thạch Tự.

Đông đảo du khách xị lộc tại tượng Bồ Tát Quan Âm
Xin lộc tại tượng Bồ Tát Quan Âm được nhiều du khách quan tâm

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn

Vị trí tọa lạc: khu vực đỉnh núi, đặt tại quảng trường Đặc trưng về kiến trúc: thiết kế dựa trên nguyên mẫu của tượng Phật thời LêÝ nghĩa về văn hóa – tâm linh: tôn vinh trí tuệ mẫn tiệp, lòng từ bi phổ độ chúng sinh, giúp tâm thức tỉnh và giác ngộ Đặc trưng khác: xác lập kỷ lục “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi” Hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, dâng hoa đăng

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn ngự trên đỉnh thiên sơn Bà Đen, gây ấn tượng với chiều cao 72m và đúc từ 170 tấn đồng đỏ. Lấy cảm hứng từ tượng Phật thời Lê, các nghệ nhân đã thêm thắt cho công trình nhiều họa tiết, hoa văn ý nghĩa, tạo nên sự khác biệt so với tượng Phật của các quốc gia khác. Đứng trước tuyệt tác mang giá trị văn hóa – tinh thần, du khách sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực, xóa nhòa những căng thẳng, áp lực của cuộc sống.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn uy nghi trên đỉnh núi Bà
Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn uy nghiêm trên đỉnh núi Bà

Từ quảng trường nhìn lên, dáng vẻ kỳ vĩ của tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đứng trên khối đế 4 tầng đồng tâm thu gọn vào tầm mắt của du khách. Tượng hướng mắt về phía xa xăm, nguyện cầu phúc khí cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Đặc biệt, khi bước lên những bậc thang hai bên tượng Phật, bạn có thể quan sát được những cánh rừng xanh ngát, biển mây lững thững và quang cảnh đồng bằng trù phú, xinh đẹp.

Tượng Phật Bà có gương mặt phúc hậu, tay trái cầm bình cam lồ, tay phải bắt ấn quyết
Tượng Phật Bà có gương mặt phúc hậu, tay trái cầm bình cam lồ, tay phải bắt ấn quyết

Vào những dịp lễ lớn trong năm, quảng trường dưới chân tượng Phật còn là nơi du khách hân hoan ráp đèn hoa đăng, viết lời ước nguyện và dâng lên chư vị thánh thần. Ánh sáng kỳ ảo của hơn 3.500 chiếc đèn led hòa cùng hoa đăng đa sắc khiến không gian nơi đây trở nên ấm cúng, đem đến trải nghiệm đặc trưng cho du khách khi ghé thăm miền đất địa linh.

Dâng hoa đăng tại quảng trường dưới chân tượng Phật
Trải nghiệm dâng hoa đăng tại quảng trường dưới chân tượng Phật

Trụ Kinh Bát Nhã

Vị trí tọa lạc: khu vực đỉnh núi, tầng 1 (Nghệ thuật Phật giáo), dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn Đặc trưng về kiến trúc: chế tác từ đá granite kim sa Ý nghĩa về văn hóa – tâm linh: tôn vinh triết lý đạo Phật, trí tuệ, sự tinh tấn Đặc trưng khác: 12.000 chữ kinh đều được dát vàng Hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, nghiên cứu, chụp ảnh

Đi xuống lòng đất bằng thang cuốn dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, bạn sẽ khám phá 5 Trụ Kinh Bát Nhã tỏa sáng lấp lánh. Mỗi Trụ Kinh đều được xây dựng từ đá granite kim sa, khắc chữ Tây Tạng dát vàng óng ánh như cái nhìn sâu sắc với vạn vật, nhìn thấu nhiều kiến thức cuộc sống. Trụ Kinh trung tâm cao 19,8m vươn thẳng lên quảng trường và được bao bọc bởi một đài nước đẹp mắt. Công trình là nơi du khách định tâm, mở mang trí tuệ và giác ngộ chân lý thiện lành.

Thiết kế huyền diệu của các Trụ Kinh Bát Nhã
Thiết kế huyền diệu, sang trọng của các Trụ Kinh Bát Nhã

Dạo bước thiền hành quanh Trụ Kinh cao nhất và lắng nghe âm thanh lất phất như tiếng mưa rơi từ những tia nước, tâm hồn con người dần trở nên an tĩnh đến lạ. Đối với những tín đồ sùng đạo, những dòng kinh Bát Nhã truyền tải ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là ngọn đuốc soi đường cho quá trình tu tập, khơi dậy chánh niệm và hướng về lối sống tốt đời, đẹp đạo.

Những dòng kinh Bát Nhã truyền tải ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp con người tìm về sự bình yên
Lời kinh Bát Nhã giúp con người tìm về sự bình yên

Bên cạnh đó, nơi đặt đế của Trụ Kinh Bát Nhã được bắt đầu từ khu giảng pháp đường dưới lòng đất. Vì vậy, công trình không chỉ có giá trị tham quan, chiêm ngắm mà còn là khu vực linh thiêng, thường xuyên diễn ra các nghi thức Phật giáo long trọng.

Quý tăng ni chùa Bà hành lễ xung quanh Trụ Kinh
Quý tăng ni chùa Bà hành lễ xung quanh Trụ Kinh (Nguồn: Gody.vn)

Trung tâm triển lãm Phật giáo

Vị trí tọa lạc: khu vực đỉnh núi, dưới chân tượng Phật BàĐặc trưng về kiến trúc: thiết kế hiện đại với nội thất làm từ 3 loại đáÝ nghĩa về văn hóa – tâm linh: mô phỏng các tác phẩm Phật giáo kinh điểnĐặc trưng khác: công nghệ trình chiếu 3D mapping và hologramHoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, xem phim

Từ quảng trường dưới chân tượng Phật Bà đi lên qua lối thang máy hoặc thang bộ, bạn sẽ lạc vào trung tâm triển lãm Phật giáo với diện tích lên đến 4.410m2. Đây là nơi trưng bày hàng trăm mẫu vật như tượng đồng, tranh ảnh, phù điêu… tạo nên không gian đậm chất nghệ thuật. Do đó, du khách thường ghé thăm địa điểm này để thưởng lãm cũng như tận hưởng cảm giác bình yên, tự tại giữa vô vàn hiện vật lịch sử quý giá.

Bức tượng đồng chạm khắc tinh xảo tại trung tâm triển lãm
Những bức tượng đồng chạm khắc tinh tế tại trung tâm triển lãm

Tại khu vực đại sảnh mái vòm tầng 1, bạn có thể chiêm nghiệm sự hình thành của vũ trụ trong quan niệm Phật giáo qua công nghệ trình chiếu 3D mapping. Những thước phim kỳ ảo và âm thanh sống động đưa du khách đến một vùng trời đầy sao hoặc đáy đại dương sâu thẳm. Qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về nhân sinh quan của người tu đạo và cảm thán trước sự vận hành biến thiên của thế giới.

Màn hình chiếu phim dạng vòm
Màn hình chiếu phim dạng vòm có độ phân giải lên đến 16 triệu pixels

Ngoài ra, trung tâm triển lãm cũng là nơi tôn trí Xá Lợi Đức Phật trân quý, cầu nguyện quốc thái dân an. Xá Lợi tỏa sáng trong bảo tháp pha lê lưu ly giữa những bức tường nước và tranh chữ Phạn, gieo duyên lành Phật pháp đến khách hành hương khi dừng chân ghé lại núi Bà Tây Ninh.

Xá Lợi Đức Phật được đặt trang trọng tại tầng 4 khu triển lãm
Xá Lợi Đức Phật được đặt trang trọng tại tầng 4 khu triển lãm

Vườn Vô Ngã

Vị trí tọa lạc: khu vực đỉnh núi, bên cạnh Trụ Kinh Bát Nhã Đặc trưng về kiến trúc: phong cách vườn bonsai kết hợp tiểu cảnhÝ nghĩa về văn hóa – tâm linh: tập trung tinh thần, loại bỏ phiền muộn Đặc trưng khác: tiểu cảnh mặt trăng (Yển Nguyệt) cao nhất của tỉnhHoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh

Đi từ Trụ Kinh Bát Nhã theo lối thang cuốn, bạn sẽ bắt gặp khu vườn Vô Ngã có diện tích lên đến 1.500m2, trang trí cỏ cây hoa lá và những bức tượng chú tiểu hoan hỷ, an nhiên. Công trình được thiết kế từ những vật liệu thiên nhiên quen thuộc, tạo nên những hòn non bộ, lối nhỏ quanh co, thác nước tuần hoàn hay hồ vô cực phân tầng độc đáo. Đây là điểm đến giúp du khách tập trung tinh thần, giải tỏa những phiền muộn chất chứa lâu ngày.

Hoà minh với thiên nhiên tại vườn Vô Ngã
Vườn Vô Ngã đem đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên

Dạo bước giữa không gian vườn cây khoáng đạt và mát mẻ, bạn có thể tĩnh tâm, thiền định sau hành trình tham quan núi Bà. Khuôn mặt vô ưu, vô lo của những chú tiểu ngộ nghĩnh, đáng yêu, đem đến trường năng lượng lạc quan, góp phần tạo nên môi trường thiền định lý tưởng và giúp tín đồ sùng đạo đạt đến trạng thái “vô ngã”.

Các pho tượng chú tiểu mang nụ cười hồn nhiên
Các pho tượng chú tiểu mang nụ cười niềm nở, hồn nhiên

Từ tọa độ này, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Tây Ninh nổi bật với sắc xanh ruộng đồng vào ban ngày, còn về đêm lại khoác lên những ánh đèn linh động, huyền bí. Điểm nhấn của khu vườn là tiểu cảnh Yển Nguyệt cao 5m – một góc “sống ảo” thơ mộng, lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ với đỉnh thiên sơn Bà Đen.

Tiểu cảnh Yến Nguyệt lung linh trước ánh đèn vàng ấm áp
Yển Nguyệt trở nên lung linh nhờ ánh đèn vàng ấm áp

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

Vị trí tọa lạc: khu vực đỉnh núi, ngự trên thác nước nhân tạo ở phía Đông Đặc trưng về kiến trúc: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang Ý nghĩa về văn hóa – tâm linh: biểu tượng của niềm vui và hạnh phúc, lan tỏa phước lành của Bồ Tát Di Lặc Đặc trưng khác: tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới Hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, dâng hoa đăng

Ngày 28/01/2024, lễ an vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen đã chính thức đánh dấu sự ra đời của một công trình tầm cỡ thế giới nhân dịp Tết Giáp Thìn. Tôn tượng khổng lồ có chiều cao 36m, nặng 5.112 tấn và ghép từ hàng ngàn viên đá sa thạch chế tác thủ công. Vị Phật tương lai mang nụ cười hoan hỉ, cổ đeo tràng hạt, ngồi trên thác nước nhân tạo và hướng mắt về phía mặt trời mọc. Đứng trước tôn tượng của Ngài, du khách có thể cầu sức khỏe, may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng trường tồn cho đất nước, nhân dân.

Tư thế ngồi an nhiên và nụ cười vô lượng hỷ xả của Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc
Tư thế ngồi an nhiên và nụ cười vô lượng hỷ xả của Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

Để đến được vị trí của Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, du khách sẽ trải nghiệm cảm giác đi qua một hang động tự nhiên và đặt chân lên Cầu Ước – cây cầu tâm linh được lát gạch men ánh vàng, tạo hình vân mây uốn lượn mê hoặc. Dạo bước Cầu Ước, du khách những tưởng đang đứng trên một dải lụa mềm vươn ra trời mây, vừa chiêm bái tôn tượng, vừa thưởng thức trọn vẹn hương sắc núi Bà Đen, mặt hồ Dầu Tiếng mênh mông và toàn cảnh đồng bằng Tây Ninh màu mỡ.

Cầu Ước hai bên tôn tượng đại diện cho phước lạc và an lành
Cầu Ước hai bên tôn tượng đại diện cho phước lạc và an lành

Bên cạnh đó, thác nước bao quanh Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc kết hợp với hệ thống đài phun nước sử dụng công nghệ hiện đại đã kiến tạo những đợt sóng trào và nhiều dải ánh sáng hoành tráng. Kiến trúc tượng Phật lớp lang như ruộng bậc thang đối lập với hiệu ứng mặt nước mềm mại đã mang đến một công trình nghệ thuật ấn tượng, giàu cảm xúc, đưa du khách đến với hành trình tìm về hoan hỉ, an lạc đúng nghĩa.

Hệ thống đèn chiếu sáng rực rỡ của thác nước
Hệ thống đèn chiếu sáng rực rỡ của thác nước tôn thêm nét đẹp hùng vĩ của Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

Điểm du lịch trải nghiệm trên núi Bà Đen Tây Ninh

Ngoài những công trình đậm sắc màu văn hóa – tôn giáo, núi Bà Đen Tây Ninh còn nhiều điểm du lịch trải nghiệm đặc sắc khác chứa đựng tâm huyết của đơn vị xây dựng như hệ thống nhà ga, cổng trời, chóp đỉnh núi.

Nhà ga Bà Đen

Vị trí tọa lạc: khu vực chân núi, gần cổng vào khu du lịch Đặc trưng về kiến trúc: phong cách hiện đại, tông màu đen xám vàngĐặc trưng khác: xác lập kỷ lục “Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”Hoạt động nổi bật: tham quan, chụp ảnh, đi cáp treo Góc check-in đẹp: trước cửa, sảnh trung tâm, khu vận hành cáp treo, vườn hoa bên hông nhà ga

Vừa bước qua cổng vào danh sơn, du khách đã bắt gặp nhà ga Bà Đen – nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới nằm phía tay trái, nơi đón tiếp hơn 5 triệu lượt khách đi cáp treo trong năm 2023. Đặc biệt, cụm mái lượn sóng màu vàng của nhà ga Bà Đen tượng trưng cho núi Bà Đen – núi Phụng – núi Heo. Năm trụ cột lớn tại sảnh trung tâm tựa như những thân cây cổ thụ đang vươn tán lá phủ lên khu rừng được cách điệu bằng các vật liệu vững chãi.

Toàn cảnh nhà ga Bà Đen
Toàn cảnh nhà ga Bà Đen – ga đi của hai tuyến cáp Vân Sơn và Chùa Hang

Đến với nhà ga Bà Đen, bạn sẽ được đội ngũ nhân viên Sun World đón tiếp nồng hậu. Hệ thống mái che aluminum (nhôm) chống nóng giúp không gian bên trong luôn mát mẻ giữa cái nắng chói chang của miền Đông Nam Bộ. Từ những khung cửa kính được bố trí ở góc cao nhất, du khách có thể nhìn lên núi rừng Bà Đen cùng những áng mây lững lờ đầy ý vị.

Sảnh trung tâm nổi bật với các trụ cột và những cửa sổ trên cao
Sảnh trung tâm nổi bật với các trụ cột và những cửa sổ trên cao

Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều góc “sống ảo” thần thánh, giúp bạn gây ấn tượng với bạn bè, người thân khi check in tại “Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”. Đó có thể là vườn hoa cánh bướm mộng mơ, góc chính diện toàn cảnh cửa vào hoặc đại sảnh tràn ngập ánh sáng điểm thêm nội thất vân đá trầm mặc.

Một trong những góc check in tuyệt đẹp tại nhà ga Bà Đen
Đừng bỏ qua những góc check in tuyệt đẹp tại nhà ga Bà Đen

Nha ga Chùa Hang

Vị trí tọa lạc: khu vực chùa, gần điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu Đặc trưng về kiến trúc: thiết kế “độc bản” như một ngôi chùa 5 tầng Đặc trưng khác: ga đến của tuyến cáp treo Chùa Hang Hoạt động nổi bật: tham quan, chụp ảnh, đi cáp treo Góc check-in đẹp: trước cửa vào, cửa sổ, ban công, khu vận hành cáp treo

Nằm giữa nhiều công trình tâm linh nổi tiếng trên lưng chừng núi nhưng thiết kế nhà ga Chùa Hang vẫn thể hiện được sự đồng điệu lạ thường. Toàn bộ nhà ga phủ lên lớp sơn vàng bắt mắt, các cụm mái đao có kích thước khác nhau chạm khắc hình rồng công phu, gạch lát nền mang hoa văn đặc trưng của trường phái Phật giáo Nam Bộ. Tất cả tạo nên một diện mạo “độc nhất vô nhị”, khác biệt hoàn toàn với các nhà ga cáp treo khác trên thế giới.

Thiết kế mái đao truyền thống của nhà ga Chùa Hang
Thiết kế mái đao truyền thống của nhà ga Chùa Hang

Khi tham quan nhà ga Chùa Hang, du khách như bước vào một ngôi chùa vừa cổ kính, vừa hiện đại, mở ra khởi đầu hoàn hảo để chiêm bái quần thể chùa Bà. Từ khung cửa sổ hay góc ban công, bạn có thể ngắm nhìn những mảng rừng đại ngàn hay những vách đá cheo leo, để lại ấn tượng khó phai về thiên nhiên núi Bà Đen.

Nhà ga mang vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại
Nhà ga đem đến cảm giác vừa cổ kính, vừa hiện đại

Mặt khác, nhà ga Chùa Hang còn thu hút nhiều tín đồ săn ảnh với mong muốn lưu giữ lối kiến trúc “độc bản” thú vị. Theo kinh nghiệm, những góc máy cự ly xa từ phía quần thể chùa sẽ giúp bạn chụp được trọn vẹn công trình mà không cần phải lo ngại có người lạ lọt vào khung ảnh.Vẻ đẹp của nhà ga hiện ra qua ống kính của du khách (Nguồn: Haru Photoholic)

Nhà ga Vân Sơn

Vị trí tọa lạc: khu vực đỉnh núi, hướng Tây Nam Đặc trưng về kiến trúc: lấy cảm hứng từ các công trình của kiến trúc sư Antoni Gaudi và Tòa Thánh Tây Ninh Đặc trưng khác: ga đến của tuyến cáp treo từ chân núi Hoạt động nổi bật: tham quan, chụp ảnh, săn mây, đi cáp treo Góc check-in đẹp: sảnh, cửa vào, cửa sổ, ban công

Vừa bước ra khỏi cabin cáp treo từ chân núi lên đỉnh núi, du khách được dịp cảm thán, choáng ngợp trước một “châu Âu thu nhỏ” tại nhà ga Vân Sơn. Công trình là sự pha trộn độc đáo giữa những đường cong, khung cửa, trụ cột phá cách – điểm nhấn trong kiến trúc của bậc thầy Gaudi và những mảng kính lập thể đa sắc của Tòa Thánh Cao Đài. Chất liệu nội thất làm từ đá sa thạch cao cấp càng tôn lên vẻ đẹp trang nhã, cổ điển của địa điểm này.

Kiến trúc tuyệt đẹp của đại sảnh nhà ga Vân Sơn
Chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của đại sảnh nhà ga Vân Sơn

Khi di chuyển ống kính máy ảnh đến bất kỳ vị trí vào trong nhà ga Vân Sơn, du khách đều có thể chụp được các thước phim, khung hình mãn nhãn, nhuốm màu cổ tích. Đó có thể là những bức tường đắp nổi sống động, những cửa vòm hình thù kỳ lạ hay những gờ phào uốn lượn quyến rũ. Ngoài ra, những chiếc đèn chùm lớn giúp không gian nơi đây thêm sáng sủa, toát lên vẻ sang trọng của một “thánh đường” giữa đỉnh thiên sơn.

Góc check in lý tưởng tại “thánh đường” cổ kính
Một trong những góc check in lý tưởng tại “thánh đường” cổ kính

Bước ra ban công nhà ga Vân Sơn vào mỗi buổi sáng sớm nắng đẹp, bạn còn có thể trải nghiệm săn mây núi Bà cùng ánh bình minh dần ló dạng phía chân trời. Biển mây bao la, vô tận khiến du khách dần thả lòng tâm trạng và hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ.

Du khách chụp ảnh với biển mây cuồn cuộn khi nhìn từ ban công nhà ga Vân Sơn
Biển mây cuồn cuộn nhìn từ ban công nhà ga Vân Sơn

Ngoài những về thông tin về nhà ga hay hành trình xuất phát của cáp treo, vé cáp treo núi Bà Đen cũng là điều bạn nên lưu tâm để chuẩn bị cho chuyến du lịch của mình được trọn vẹn nhất.

Cổng trời

Từ nhà ga Vân Sơn, bạn men theo đường bậc thang dẫn ra vườn hoa tulip để chiêm ngắm vẻ đẹp độc đáo của Cổng trời. Ngay từ khi ra mắt nhân dịp Tết Nguyên đán 2023, nơi đây đã trở thành tiểu cảnh được du khách “săn đón” bậc nhất khi ghé thăm núi Bà Đen. Tạo hình vòng cung tết bằng cây và hoa của Cổng trời gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, khiến du khách liên tưởng đến một thấu kính khổng lồ nhìn ra bầu trời rộng mở.

Hình ảnh cổng trời như một thấu kính khổng lồ
Cổng trời được tạo hình như một thấu kính khổng lồ (Nguồn: Dương Phan)

Đứng giữa vòng cung tuyệt đẹp này, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác giao thoa cùng trời đất, ngắm nhìn tuyến cáp treo Vân Sơn hoạt động và đồng bằng Tây Ninh thấp thoáng giữa tầng mây mờ trắng xóa. Do đó, tọa độ này không chỉ giúp giải tỏa tâm trạng mà còn thỏa sức vi vu “sống ảo”. Đặc biệt, những ánh đèn led mờ ảo vào ban đêm giúp không gian nơi đây càng thêm huyền bí, lãng mạn.

Du khách check in tại Cổng trời trong buổi hoàng hôn
Cặp đôi trẻ check-in Cổng trời trong ánh chiều tà

Vào ban đêm, Cổng trời toát lên sự mê hoặc khó tả

Chóp đỉnh núi Bà Đen

Chóp đỉnh núi Bà Đen nằm ở vị trí khá nổi bật bên cạnh khu vườn ngàn hoa đua sắc và tiểu cảnh cối xay gió. Đây là nơi ghi nhận độ cao 986m của “nóc nhà Nam Bộ”, lưu giữ khoảnh khắc chinh phục đỉnh thiên sơn của du khách thập phương. Cột mốc được xây dựng bằng vật liệu rắn chắc, đặt trên một bệ đá lớn, xung quanh có rào chắn để đảm bảo an toàn cho khách tham quan.

Thiết kế ấn tượng của chóp đỉnh núi Bà Đen
Thiết kế ấn tượng của chóp đỉnh núi Bà Đen (Nguồn: VietnamPlus)

Từ ban công chóp đỉnh núi, bạn có thể quan sát cảnh trời mây, đặc biệt là ngắm ánh hoàng hôn phủ lên cảnh vật sắc cam vàng quyến luyến. Không gian thoáng đãng đem đến trải nghiệm khám phá thiên nhiên tuyệt vời. Đặc biệt, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không tranh thủ chụp một bức ảnh check-in cùng gia đình, bạn bè tại tọa độ này.

Cảnh hoàng hôn nên thơ trên đỉnh núi
Cảnh hoàng hôn nên thơ trên đỉnh núi cao 986m
Du khách “selfie” tại chóp đỉnh núi Bà Đen
Nhóm du khách tạo dáng “selfie” tại chóp đỉnh núi Bà Đen

Nhà ga Tâm An

Nằm bên cạnh nhà ga Vân Sơn, nhà ga Tâm An cũng được thiết kế dựa trên phong cách nghệ thuật đặc trưng của kiến trúc sư thiên tài Antoni Gaudi. Những đường cong mềm mại, mảng màu sắc sống động và các họa tiết bất đối xứng khơi gợi cảm hứng từ thiên nhiên và dẫn dắt du khách liên tưởng đến một nhà thờ mái vòm phương Tây vừa trang nghiêm, vừa tráng lệ.

Toàn cảnh nhà ga Tâm An trên đỉnh núi Bà Đen
Toàn cảnh nhà ga Tâm An trên đỉnh núi Bà Đen
Kiến trúc nhà ga nổi bật với những đường cong mềm mại
Kiến trúc nhà ga nổi bật với những đường cong mềm mại

Trong khi không gian bên trong nhà ga Tâm An giúp bạn có những bức ảnh check-in thú vị, đậm chất cổ điển thì tiểu cảnh bên ngoài lại mang âm hưởng của nét văn hóa thiền độc đáo. Những pho tượng Phật, chú tiểu được bày trí khéo léo bên những khóm hoa, cây cỏ và đem đến cảm giác thư thái, yên ả.

Tiểu cảnh tượng Phật tại nhà ga Tâm An
Tiểu cảnh tượng Phật biểu đạt văn hóa thiền thanh tịnh (Nguồn: Công Nghệ Việt)

Du lịch núi Bà Đen Tây Ninh ăn ở đâu?

Đến với “Đệ Nhất Thiên Sơn”, du khách có thể vừa tham quan cảnh vật, chiêm bái các công trình biểu tượng, vừa thưởng thức những món đặc sản thơm ngon. Sau đây Sun World sẽ gợi ý đến bạn những tọa độ ăn uống lý tưởng tại đỉnh núi và khu vực lân cận.

Nhà hàng Vân Sơn – buffet hơn 80 món trên đỉnh núi

Với thực đơn đa dạng, phong phú, nhà hàng Vân Sơn chiêu đãi thực khách một đại tiệc buffet thịnh soạn, chắt lọc tinh hoa ẩm thực Đông Nam Bộ và thế giới. Không gian nhà hàng thoáng mát, sạch sẽ, trang trí đẹp mắt và có sức chứa lên đến 650 người. Những món đặc sản Tây Ninh nổi bật như bò tơ tùng xẻo, bò tơ đút lò, bánh xèo rau rừng, bánh canh Trảng Bàng… được rất nhiều du khách yêu thích. Ngoài ra, nhà hàng còn chế biến những món ăn chay thanh đạm, phục vụ quý Phật tử và khách hành hương sùng đạo.

Tham khảo thông tin chi tiết về nhà hàng Vân Sơn tại đây.

Tảng đùi bò tơ được phục vụ tại quầy carving nhà hàng Vân Sơn
Tảng đùi bò tơ hấp dẫn tại quầy carving nhà hàng Vân Sơn

Cách di chuyển khi du lịch núi Bà Đen Tây Ninh

Lộ trình và các phương thức đi núi Bà Đen Tây Ninh sau đây sẽ giúp du khách thuận lợi di chuyển đến ngọn thiên sơn của miền đất địa linh.

Di chuyển từ trung tâm Tây Ninh đến chân núi Bà Đen

Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 7km về hướng Đông Bắc, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến chân núi Bà Đen bằng xe máy, xe ô tô hoặc xe buýt.

Phương tiện di chuyển Chi tiết
Xe máyLộ trình: Trần Phú ⇒ Bời Lời ⇒ Cổng vào dưới chân núiChi phí: 40.000 – 50.000 VNĐ/lượt (đón xe ôm), 100.000 – 200.0000 VNĐ/ngày/xe (thuê xe máy)Thời gian di chuyển: 10 phútƯu điểm: linh động, hạn chế tắc đườngNhược điểm: ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, dễ lạc đoànGợi ý điểm thuê xe máy: nhà xe Phương Bảo Vy, Thanh Hồng, Thanh Tùng, Tân Quốc Việt…
Xe ô tôLộ trình: Trần Phú ⇒ Bời Lời ⇒ Cổng vào dưới chân núiChi phí: 70.000 – 80.000 VNĐ/lượt (đón xe taxi), 300.000 – 1.500.000 VNĐ tùy loại xe (thuê xe du lịch)Thời gian di chuyển: 10 – 15 phút tùy vào tình trạng giao thôngƯu điểm: không gian rộng rãi, không bị thời tiết ảnh hưởng, thuận tiện mang theo lễ vậtNhược điểm: chi phí cao, dễ gặp tắc đườngGợi ý điểm thuê xe ô tô: nhà xe Đại Nam, Minh Tiến, Quang Dương, Bảo Quỳnh…
Xe buýtLộ trình: Bến xe Tây Ninh ⇒ Bời Lời ⇒ đi bộ đến Cổng vào dưới chân núi (tuyến số 1)Chi phí: 10.000 – 20.000 VNĐ/lượtThời gian di chuyển: 15 – 20 phútƯu điểm: tiết kiệm chi phíNhược điểm: chỉ chạy trong giờ hành chính, phụ thuộc vào lộ trình cố địnhGợi ý điểm đón xe buýt: Bến xe Tây Ninh, đường Trưng Nữ Vương, cửa Hòa Viện

Di chuyển từ chân núi Bà Đen đến đỉnh núi Bà Đen

Khi đã bước đến chân núi Bà Đen, bạn có thể đi cáp treo, leo cầu thang hoặc đi bộ trekking đường rừng để đến khu vực chùa và đỉnh thiên sơn lừng danh. Với những ai chưa biết, tổng chiều dài cáp treo núi Bà Đen là 4.265m được xây dựng để phục vụ tất cả đối tượng du khách (người cao tuổi, trẻ nhỏ) chinh phục đỉnh núi Bà Đen cao 986m dễ dàng và nhanh chóng chỉ chưa đầy 10 phút.

Cung đườngChi tiết
Đường cáp treoĐặc trưng: di chuyển nhanh chóng, tiết kiệm sức lực, có thể quan sát núi rừng và săn mây từ độ cao nhất địnhThời gian di chuyển: 5 – 8 phútĐiểm xuất phát: nhà ga Bà Đen
Đường bậc thang (chỉ lên đến khu vực chùa)Đặc trưng: bậc thang đá trơn trượt vào mùa mưa, không phù hợp với trẻ em, người lớn tuổiThời gian di chuyển: 45 phút – 1 tiếngĐiểm xuất phát: cầu thang dưới chân núi
Đường rừngĐặc trưng: có nhiều tuyến đường tự phát (ví dụ tuyến đường cột điện), đòi hỏi thể lực bền bỉ, nên đi cùng người có nhiều kinh nghiệmThời gian di chuyển: 3 – 4 tiếngĐiểm xuất phát: từ chân núi theo hướng Ma Thiên Lãnh, cột điện, đá trắng…
Du khách có thể di chuyển nhanh chóng và nhẹ nhàng bằng cáp treo khi đến thăm núi Bà Đen
Thay vì hành trình khó khăn như trước đây, du khách từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể di chuyển nhanh chóng và nhẹ nhàng bằng cáp treo khi đến thăm núi Bà Đen

Quán ăn khác gần khu vực núi Bà Đen

Trên hành trình đến với núi Bà Đen Tây Ninh, du khách có thể ghé lại những quán ăn ven đường để thưởng thức các món đặc sản trứ danh như bò tơ thơm hương sữa, ốc núi dai giòn hay thằn lằn núi béo ngậy. Bảng liệt kê dưới đây sẽ chia sẻ 14 địa chỉ quán ăn gần chân núi được người dân địa phương đánh giá khá cao.

Tên quánChi tiết
Bàu Sen quánĐịa chỉ: 16 hẻm 37 Nguyễn Văn Linh, X. Trường Tây, TX. Hòa Thành, tỉnh Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: bò tơ, bánh xèo, ốc núi, thằn lằn núiGiá tham khảo: 100.000 – 200.000 VNĐ/phần (ốc và thằn lằn thay đổi theo thời giá)
Quán Đồng QuêĐịa chỉ: 18 hẻm 15 Ba Mươi Tháng Tư, KP. 4, P. 2, TP. Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: ốc núi, thằn lằn núi, mắm chua thịt luộcGiá tham khảo: 50.000 – 160.000 VNĐ/phần (ốc và thằn lằn có thể thay đổi theo thời giá)
Quán Cây PhượngĐịa chỉ: 73 Nguyễn Trãi, KP. 1, P. 4, TP. Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: ốc núi, thằn lằn núiGiá tham khảo: theo thời giá
Quán hải sản ốc 40Địa chỉ: đường Bời Lời, P. Ninh Sơn, TP. Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: ốc núiGiá tham khảo: theo thời giá
Quán Cô Nga Đồi XanhĐịa chỉ: đường Bời Lời, ấp Phước Long 2, xã Phan, H. Dương Minh Châu, tỉnh Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: ốc núi, thằn lằn núiGiá tham khảo: theo thời giá
Quán Phú QuýĐịa chỉ: đường 39, X. Trường Tây, H. Hòa Thành, tỉnh Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: thằn lằn núiGiá tham khảo: 80.000 – 100.000 VNĐ/phần
Quán ăn gia đình Ku ThịnhĐịa chỉ: 15 hẻm 13 Ba Mươi Tháng Tư, KP. 4, P. 3, TP. Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: ốc núi, thằn lằn núiGiá tham khảo: theo thời giá
Bò tơ Mộc TiênĐịa chỉ: 461 Bời Lời, P. Ninh Sơn, TP. Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: bò tơGiá tham khảo: 150.000 VNĐ/phần
Bò tơ Hai Lúa 2Địa chỉ: 236 Bời Lời, P. Ninh Sơn, TP. Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: bò tơGiá tham khảo: 200.000 VNĐ/phần
Quán nhậu Toàn BòĐịa chỉ: đường huyện 14, X. Phan, H. Dương Minh Châu, tỉnh Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: bò tơGiá tham khảo: 150.000 – 200.000 VNĐ/phần
Bò tơ sân vườn 2 GươngĐịa chỉ: 20 đường 53 Điện Biên Phủ, P. Ninh Sơn, TP. Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: bò tơGiá tham khảo: 150.000 VNĐ/phần
Bò tơ Đức Duy 2Địa chỉ: X. Thạnh Đông, H. Tân Châu, tỉnh Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: bò tơGiá tham khảo: 100.000 – 200.000 VNĐ/phần
Bò tơ Bích ChịĐịa chỉ: 172 đường lộ 10, X. Thạnh Tân, TP. Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: bò tơGiá tham khảo: đang cập nhật
Bò tơ Thành TháiĐịa chỉ: X. Tân Hưng, H. Tân Châu, tỉnh Tây NinhChỉ đường: Tại đâyĐặc sản: bò tơGiá tham khảo: 150.000 VNĐ/phần

Du lịch núi Bà Đen Tây Ninh lưu trú ở đâu?

Với chi phí chỉ từ 270.000 VNĐ/đêm, bạn đã có thể lưu trú tại khách sạn gần núi Bà Đen với đa dạng tiện ích, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn sau chuyến hành trình dài. Để chủ động sắp xếp chỗ ở vào những dịp lễ hội, bạn nên liên hệ đặt phòng trước ít nhất 3 – 5 ngày qua số hotline của khách sạn hoặc các ứng dụng uy tín như Traveloka, Booking, Agoda…

Tham khảo thông tin chi tiết về 13 khách sạn gần núi Bà Đen:

Tên khách sạnChi tiết
Khách sạn Hoàng MaiĐịa chỉ: 130 Nguyễn Hữu Thọ, P. Hiệp Ninh, TP. Tây NinhGiá phòng: 370.000 – 650.000 VNĐHotline: 0276 3888 979
Khách sạn An NhiênĐịa chỉ: 582 Ba Mươi Tháng Tư, KP. 5, P. 3, TP. Tây NinhGiá phòng: 320.000 – 500.000 VNĐHotline: 0947 400 334
Khách sạn Nhất QuýĐịa chỉ: 353 Ba Mươi Tháng Tư, KP. 1, TP. Tây NinhGiá phòng: 353.000 – 520.000 VNĐHotline: 0276 3811 177
Khách sạn The SunĐịa chỉ: hẻm 6 Nguyễn Văn Rốp, KP. 6, TP. Tây NinhGiá phòng: 270.000 – 450.000 VNĐHotline: 0276 3773 939
Khách sạn New CityĐịa chỉ: PG1-18,19, Khu TTTM VINCOM – 444 Ba Mươi Tháng Tư, KP. 1, TP. Tây NinhGiá phòng: 425.000 – 694.000 VNĐHotline: 0911 023 272
Khách sạn Gold CityĐịa chỉ: PG2-03 – 444 Ba Mươi Tháng Tư, KP. 1, TP. Tây NinhGiá phòng: 440.000 – 700.000 VNĐHotline: 0276 3626 999
Khách sạn SunriseĐịa chỉ: 81 Hoàng Lê Kha, P. 3, TP. Tây NinhGiá phòng: 785.000 – 1.192.000 VNĐHotline: 0276 3714 714
Khách sạn VictoryĐịa chỉ: 255 Ba Mươi Tháng Tư, P. 1, TP. Tây NinhGiá phòng: 405.000 – 5.890.000 VNĐHotline: 0276 3717 888
Khách sạn Hotel Cù Lao 2Địa chỉ: 781, ấp Phước Long 1, X. Phan, H. Dương Minh Châu, tỉnh Tây NinhGiá phòng: 347.000 – 570.000 VNĐHotline: 0276 3897 652
Khách sạn 986Địa chỉ: C12C Khu đô thị Mai Anh, đường Trường Chinh, P. 3, TP. Tây NinhGiá phòng: 543.000 – 1.323.000 VNĐHotline: 0941 084 986
Khách sạn Mỹ MỹĐịa chỉ: 81a Nguyễn Hữu Thọ, P. 3, TP. Tây NinhGiá phòng: 694.000 – 740.000 VNĐHotline: 0276 3780 790
Meliá Vinpearl Tay NinhĐịa chỉ: 90 Lê Duẩn, KP. 5, P. 3, TP. Tây NinhGiá phòng: 1.526.000 – 48.268.000 VNĐHotline: 0276 3728 888
Khách sạn Lavender – VincomĐịa chỉ: đường Trương Tùng Quân, P. 3, TP. Tây NinhGiá phòng: 450.000 – 800.000 VNĐHotline: 0974 790 758

Kinh nghiệm khác khi du lịch núi Bà Đen Tây Ninh

Để có chuyến du lịch ưng ý đến với núi Bà Đen, bạn nên chú ý các vấn đề về trang phục, tham khảo lộ trình và dự trù kinh phí hợp lý.

7.1. Lựa chọn trang phục phù hợp với điểm du lịch trên núi Bà Đen

Dựa trên mục đích trải nghiệm và điểm đến mong muốn, bạn cần chuẩn bị trang phục phù hợp. Chẳng hạn:

  • Hành hương đến các điểm du lịch tâm linh: Ở những nơi thờ tự, đặc biệt là quần thể chùa Bà ở lưng chừng núi, bạn cần ăn mặc lịch sự, chỉn chu, tránh các loại quần áo bó sát, hở hang để thể hiện sự tôn trọng với chư vị thánh thần.
  • Đi bộ trekking và cắm trại: Đây là những hoạt động đòi hỏi sự vận động linh hoạt, bạn nên chọn những bộ đồ thể thao thoải mái với chất liệu thông thoáng, không gây bí bách.
  • Săn mây vào buổi sáng sớm: Thông thường, thời tiết trên núi vào buổi sáng sớm tương đối lạnh, bạn nên mang theo áo khoác mỏng để giữ ấm cho cơ thể.
Du khách nên lựa chọn trang phục kín đáo khi viếng thăm quần thể chùa
Du khách lưu ý lựa chọn trang phục kín đáo khi viếng thăm quần thể chùa

7.2. Tham khảo hội nhóm review để chuẩn bị lộ trình chu đáo 

Để có thể chiêm ngưỡng tất cả các điểm du lịch trên núi Bà Đen trong quỹ thời gian có hạn, bạn nên tham khảo ý kiến trên các hội nhóm Facebook như “Review núi Bà Đen Tây Ninh”, “Review núi Bà Tây Ninh – Du lịch & Ẩm thực – khamphatayninh.vn”, “Ẩm thực – Rì Viu Tây Ninh”… Từ đó, bạn có thể chọn thêm một số địa danh yêu thích khác như Tòa Thánh Cao Đài, chùa Gò Kén, thung lũng Ma Thiên Lãnh… và sắp xếp lộ trình cho chuyến du lịch.

7.3. Dự trù trước kinh phí khi du lịch núi Bà Đen Tây Ninh 

Trước khi bắt đầu chuyến hành trình, bạn nên tính toán các khoản chi phí có thể phát sinh như thuê xe/xăng xe, cáp treo, lễ phẩm, ăn uống, cắm trại, khách sạn… tùy theo số lượng người và nhu cầu trải nghiệm của bản thân. Việc này giúp bạn kiểm soát chi tiêu và tránh lãng phí tiền bạc vào những hoạt động không cần thiết. Theo kinh nghiệm, bạn nên đi cùng với nhóm đông người để có thể san sẻ một số chi phí nhất định.

Mỗi chuyến du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đều gieo vào lòng du khách những hạt mầm ký ức, nảy nở thành tình yêu thương và cắm rễ sâu sắc vào ngọn núi linh thiêng của xứ Tây thành. Hãy lên kế hoạch du lịch núi Bà Đen trong thời gian sớm nhất và đừng quên trải nghiệm những công trình đặc sắc tại Sun World Ba Den Mountain bạn nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Pin It on Pinterest

Lên đầu trang